Quá trình khám xét nơi ở của ông Nguyễn Tường Duy, cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phong bì nghi là tiền tiêu cực trị giá gần một tỷ đồng


Chiều 9/1, ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiêm phụ trách Cục Hải quan TP HCM xác nhận Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt ông Nguyễn Tường Duy, cán bộ Đội kiểm soát hải quan (Đội chống buôn lậu), thuộc Cục Hải quan TP HCM về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bắt cán bộ hải quan, thu nhiều phong bì chứa tiền tỷ

Theo nguồn tin, chiều 30/12, ông Duy đã đáp chuyến bay từ Trung Quốc về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Do đã có hồ sơ, tài liệu chứng cứ thu thập được từ trước đó, các cán bộ của Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để mời ông Duy đi và sau đó công bố lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của ông Duy.

Quá trình khám xét nơi ở của ông Duy, cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phong bì nghi là tiền tiêu cực trị giá gần một tỷ đồng.

Thông tin ban đầu cho biết, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao là kiểm soát hàng hoá, chống buôn lậu qua biên giới, ông Duy đã tìm cách “làm khó” các doanh nghiệp, buộc họ phải chung chi số tiền hàng triệu đồng cho mỗi container hoặc lô hàng rời nhập khẩu.

Tuỳ vào mức độ “nhạy cảm” của lô hàng mà chủ hàng có thể “chung chi” vài triệu tới hàng chục triệu để được thông quan suôn sẻ.

Liên quan tới những thông tin này, ông Cường khẳng định, Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp với Tổng cục An ninh, Bộ Công an để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm làm rõ những sai phạm của cá nhân ông Duy và những người có liên quan.

Ông Việt cũng cho biết ông Duy từng công tác tại Cục Hải quan tỉnh An Giang, vi phạm dẫn tới kỷ luật, sau đó lại được tiếp nhận vào Cục Hải quan TP HCM từ gần 20 năm qua, nhưng vụ việc sai phạm đó đã diễn ra từ rất lâu. Hiện do vụ việc đang tiếp tục được điều tra nên chưa thể thông tin chi tiết hơn.

Theo: Zing

Bắt cán bộ hải quan, thu nhiều phong bì chứa tiền tỷ

Quá trình khám xét nơi ở của ông Nguyễn Tường Duy, cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phong bì nghi là tiền tiêu cực trị giá gần một tỷ đồng


Chiều 9/1, ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiêm phụ trách Cục Hải quan TP HCM xác nhận Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt ông Nguyễn Tường Duy, cán bộ Đội kiểm soát hải quan (Đội chống buôn lậu), thuộc Cục Hải quan TP HCM về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bắt cán bộ hải quan, thu nhiều phong bì chứa tiền tỷ

Theo nguồn tin, chiều 30/12, ông Duy đã đáp chuyến bay từ Trung Quốc về đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Do đã có hồ sơ, tài liệu chứng cứ thu thập được từ trước đó, các cán bộ của Tổng cục An ninh, Bộ Công an đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để mời ông Duy đi và sau đó công bố lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở của ông Duy.

Quá trình khám xét nơi ở của ông Duy, cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phong bì nghi là tiền tiêu cực trị giá gần một tỷ đồng.

Thông tin ban đầu cho biết, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao là kiểm soát hàng hoá, chống buôn lậu qua biên giới, ông Duy đã tìm cách “làm khó” các doanh nghiệp, buộc họ phải chung chi số tiền hàng triệu đồng cho mỗi container hoặc lô hàng rời nhập khẩu.

Tuỳ vào mức độ “nhạy cảm” của lô hàng mà chủ hàng có thể “chung chi” vài triệu tới hàng chục triệu để được thông quan suôn sẻ.

Liên quan tới những thông tin này, ông Cường khẳng định, Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp với Tổng cục An ninh, Bộ Công an để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm làm rõ những sai phạm của cá nhân ông Duy và những người có liên quan.

Ông Việt cũng cho biết ông Duy từng công tác tại Cục Hải quan tỉnh An Giang, vi phạm dẫn tới kỷ luật, sau đó lại được tiếp nhận vào Cục Hải quan TP HCM từ gần 20 năm qua, nhưng vụ việc sai phạm đó đã diễn ra từ rất lâu. Hiện do vụ việc đang tiếp tục được điều tra nên chưa thể thông tin chi tiết hơn.

Theo: Zing

Đọc thêm..

"Có thể lúc đó tôi bị stress quá, mất cả tri giác, tri thức, nhưng xã hội thì ít người thông cảm, họ nói tôi là quỷ dữ", phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường trải lòng sau hơn 2 năm gây trọng tội.

Trong trại giam thoạt đầu lúc mới gặp, Nguyễn Mạnh Tường có vẻ "lạnh" hoặc đang trong tâm thế thăm dò. Quét đôi mắt không cảm xúc, anh ta không muốn nhắc lại chuyện cũ, không muốn trả lời những câu hỏi cũ. Cho tới lúc đề nghị tư vấn có nên phẫu thuật thẩm mỹ, Tường như bị chạm mạch, linh hoạt hẳn và câu chuyện vì thế cởi mở hơn rất nhiều.

Tường bảo không giải thích được tại sao lại ném bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền xuống sông phi tang, trong khi vợ đã hết lời khuyên can và việc khách hàng tử vong sau khi phẫu thuật thì hơn 30 nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường đều biết.

"Tôi luôn day dứt, tại sao lại để chuyện đó xảy ra. Tại sao rất nhiều nhân viên biết chuyện mà tôi lại chọn giải pháp phi tang, rõ ràng đó là điều cực kỳ vô lý. Có thể lúc đó tôi bị stress quá, mất cả tri giác, tri thức, nhưng xã hội thì ít người thông cảm điều đó, họ nói tôi là quỷ dữ", Tường nói.

Phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường đang thụ án 19 năm tù.
Phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường đang thụ án 19 năm tù.

Lý giải việc không đến trình diện sớm sau khi gây án, phạm nhân này bảo định sau ca trực cuối cùng sẽ tới cơ quan công an, nhưng gần 6h sáng tức là cuối ca đã thấy công an đến. Thời điểm đó, Tường nhận tội, không giấu diếm.

Những ngày trong trại tạm giam, Tường theo dõi thông tin tìm kiếm xác nạn nhân thông qua bạn tù, điều tra viên và rất ngạc nhiên vì sao xác chị Huyền rất lâu sau mới được tìm thấy. Trước việc bị nghi ngờ đã tiêm chất gì đó vào nạn nhân, Tường phủ nhận, bảo không có chất nào tiêm vào người lại có thể tiêu huỷ, nhất là khi ngâm dưới nước.

Trân trọng những gì vợ chịu đựng vì mình, Tường bảo đã không chọn nhầm người phụ nữ tốt. "Tôi bây giờ không dám nói là mình tốt hay xấu, nhưng vợ tôi yêu thương tôi như thế, chắc phải yêu cả cái tốt cái xấu của tôi”, Tường nói.

"Tôi nợ cuộc đời một lời xin lỗi", phạm nhân từng là chủ thẩm mỹ viện Cát Tường thốt lên trước khi kết thúc trò chuyện.

Tại bản án ngày 5/12/2014, TAND Hà Nội cho rằng có đủ căn cứ kết luận Nguyễn Mạnh Tường phẫu thuật cho chị Lê Thị Thanh Huyền khi Thẩm mỹ viện Cát Tường chưa có giấy phép thực hiện việc này. Biết khách hàng tử vong, bị cáo đã cố tình phi tang bằng cách ném xác xuống sông.

Tòa tuyên phạt Tường 14 năm về tội Vi phạm quy định về khám chữa bệnh, 5 năm tội xâm phạm thi thể. Tổng hợp hình phạt là 19 năm.

Người cùng đi vứt xác với Tường là nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh, tòa xác định phạm tội khi còn nhỏ nên tuyên phạt 24 tháng về tội Xâm phạm thi thể, 9 tháng tội Trộm cắp tài sản, tổng cộng 33 tháng.

Sau phiên tòa sơ thẩm, Khánh không kháng cáo. Tường chống án, đề nghị xem xét lại toàn bộ phán quyết của tòa sơ thẩm song đã bị toà phúc thẩm bác đơn vào phiên xử ngày 11/9/2015.

Theo: Vnexpress

Tags: cong ty bao ve, mam non, truong mam non

Chủ thẩm mỹ viện Cát Tường: 'Nợ cuộc đời một lời xin lỗi'

"Có thể lúc đó tôi bị stress quá, mất cả tri giác, tri thức, nhưng xã hội thì ít người thông cảm, họ nói tôi là quỷ dữ", phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường trải lòng sau hơn 2 năm gây trọng tội.

Trong trại giam thoạt đầu lúc mới gặp, Nguyễn Mạnh Tường có vẻ "lạnh" hoặc đang trong tâm thế thăm dò. Quét đôi mắt không cảm xúc, anh ta không muốn nhắc lại chuyện cũ, không muốn trả lời những câu hỏi cũ. Cho tới lúc đề nghị tư vấn có nên phẫu thuật thẩm mỹ, Tường như bị chạm mạch, linh hoạt hẳn và câu chuyện vì thế cởi mở hơn rất nhiều.

Tường bảo không giải thích được tại sao lại ném bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền xuống sông phi tang, trong khi vợ đã hết lời khuyên can và việc khách hàng tử vong sau khi phẫu thuật thì hơn 30 nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường đều biết.

"Tôi luôn day dứt, tại sao lại để chuyện đó xảy ra. Tại sao rất nhiều nhân viên biết chuyện mà tôi lại chọn giải pháp phi tang, rõ ràng đó là điều cực kỳ vô lý. Có thể lúc đó tôi bị stress quá, mất cả tri giác, tri thức, nhưng xã hội thì ít người thông cảm điều đó, họ nói tôi là quỷ dữ", Tường nói.

Phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường đang thụ án 19 năm tù.
Phạm nhân Nguyễn Mạnh Tường đang thụ án 19 năm tù.

Lý giải việc không đến trình diện sớm sau khi gây án, phạm nhân này bảo định sau ca trực cuối cùng sẽ tới cơ quan công an, nhưng gần 6h sáng tức là cuối ca đã thấy công an đến. Thời điểm đó, Tường nhận tội, không giấu diếm.

Những ngày trong trại tạm giam, Tường theo dõi thông tin tìm kiếm xác nạn nhân thông qua bạn tù, điều tra viên và rất ngạc nhiên vì sao xác chị Huyền rất lâu sau mới được tìm thấy. Trước việc bị nghi ngờ đã tiêm chất gì đó vào nạn nhân, Tường phủ nhận, bảo không có chất nào tiêm vào người lại có thể tiêu huỷ, nhất là khi ngâm dưới nước.

Trân trọng những gì vợ chịu đựng vì mình, Tường bảo đã không chọn nhầm người phụ nữ tốt. "Tôi bây giờ không dám nói là mình tốt hay xấu, nhưng vợ tôi yêu thương tôi như thế, chắc phải yêu cả cái tốt cái xấu của tôi”, Tường nói.

"Tôi nợ cuộc đời một lời xin lỗi", phạm nhân từng là chủ thẩm mỹ viện Cát Tường thốt lên trước khi kết thúc trò chuyện.

Tại bản án ngày 5/12/2014, TAND Hà Nội cho rằng có đủ căn cứ kết luận Nguyễn Mạnh Tường phẫu thuật cho chị Lê Thị Thanh Huyền khi Thẩm mỹ viện Cát Tường chưa có giấy phép thực hiện việc này. Biết khách hàng tử vong, bị cáo đã cố tình phi tang bằng cách ném xác xuống sông.

Tòa tuyên phạt Tường 14 năm về tội Vi phạm quy định về khám chữa bệnh, 5 năm tội xâm phạm thi thể. Tổng hợp hình phạt là 19 năm.

Người cùng đi vứt xác với Tường là nhân viên bảo vệ Đào Quang Khánh, tòa xác định phạm tội khi còn nhỏ nên tuyên phạt 24 tháng về tội Xâm phạm thi thể, 9 tháng tội Trộm cắp tài sản, tổng cộng 33 tháng.

Sau phiên tòa sơ thẩm, Khánh không kháng cáo. Tường chống án, đề nghị xem xét lại toàn bộ phán quyết của tòa sơ thẩm song đã bị toà phúc thẩm bác đơn vào phiên xử ngày 11/9/2015.

Theo: Vnexpress

Tags: cong ty bao ve, mam non, truong mam non
Đọc thêm..

Hàng chục thanh niên cầm hung khí lao vào đánh nhau giữa phố khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu.


Chiều 8/1, Công an thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) cho biết đã khởi tố, tạm giam 6 nghi can để điều tra hành vi cố ý gây thương tích và gây hỗn chiến trên phố.

Nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến bị công an triệu tập. Ảnh: L.Dương.
Nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến bị công an triệu tập. Ảnh: L.Dương.

Theo công an, đêm cuối năm 2015, nhóm Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Tấn Tài, Cao Hữu Hoàng, Hồ Minh Tiến, Phan Nghĩa, Nguyễn Thanh Hoàng, Nguyễn Quốc Hùng và Lê Phước Hải (từ 17 đến 27 tuổi, cùng trú tại TP Huế) đến quán bar trên đường Nguyễn Thái Học ăn nhậu thì xảy ra xô xát với nhóm bao ve của quán. Hai bên thách thức, hẹn đến một địa điểm khác đánh nhau.

Vài giờ sau, nhóm bao ve quán gồm Hồ Văn Cẩm Tuấn, Nguyễn Hữu Trung, Nguyễn Quốc Đạt, Trần Duy Hoàng, Võ Sơn, Lê Phước Thảo mang hung khí đến điểm hẹn thì bị nhóm đối thủ "phục kích" dùng vỏ chai, dao rựa lao vào chặn đánh.

Sau cuộc hỗn chiến giữa phố, nhiều thanh niên của 2 nhóm bị thương ở đầu, mặt, tay… phải nhập viện cấp cứu.

Cảnh sát cho hay, 6 người bị khởi tố thuộc cả hai nhóm, đều có tiền án, tiền sự và nghiện ma túy nặng. Nhà chức trách đang mở rộng điều tra vụ việc.

Theo: Vnexpress

Bảo vệ quán bar huyết chiến với nhóm giang hồ

Hàng chục thanh niên cầm hung khí lao vào đánh nhau giữa phố khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu.


Chiều 8/1, Công an thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) cho biết đã khởi tố, tạm giam 6 nghi can để điều tra hành vi cố ý gây thương tích và gây hỗn chiến trên phố.

Nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến bị công an triệu tập. Ảnh: L.Dương.
Nhóm thanh niên tham gia hỗn chiến bị công an triệu tập. Ảnh: L.Dương.

Theo công an, đêm cuối năm 2015, nhóm Nguyễn Duy Tuấn, Nguyễn Tấn Tài, Cao Hữu Hoàng, Hồ Minh Tiến, Phan Nghĩa, Nguyễn Thanh Hoàng, Nguyễn Quốc Hùng và Lê Phước Hải (từ 17 đến 27 tuổi, cùng trú tại TP Huế) đến quán bar trên đường Nguyễn Thái Học ăn nhậu thì xảy ra xô xát với nhóm bao ve của quán. Hai bên thách thức, hẹn đến một địa điểm khác đánh nhau.

Vài giờ sau, nhóm bao ve quán gồm Hồ Văn Cẩm Tuấn, Nguyễn Hữu Trung, Nguyễn Quốc Đạt, Trần Duy Hoàng, Võ Sơn, Lê Phước Thảo mang hung khí đến điểm hẹn thì bị nhóm đối thủ "phục kích" dùng vỏ chai, dao rựa lao vào chặn đánh.

Sau cuộc hỗn chiến giữa phố, nhiều thanh niên của 2 nhóm bị thương ở đầu, mặt, tay… phải nhập viện cấp cứu.

Cảnh sát cho hay, 6 người bị khởi tố thuộc cả hai nhóm, đều có tiền án, tiền sự và nghiện ma túy nặng. Nhà chức trách đang mở rộng điều tra vụ việc.

Theo: Vnexpress

Đọc thêm..

Các van trên xe bồn được niêm phong bằng chì khá lỏng lẻo, việc rút trộm diễn ra công khai khiến nhà chức trách nghi ngờ có sự thông đồng của nhiều người.

Ngày 9/1, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46, Công an tỉnh Quảng Nam) vẫn đang đong đếm, giám định hơn 11.000 lít xăng dầu bị rút trộm từ xe bồn để kiểm tra chất lượng, đồng thời mở rộng điều tra những người liên quan.

Theo đại tá Lê Văn Hồng, Trưởng phòng PC46, nhiều dấu hiệu cho thấy có đường dây hút trộm xăng dầu của doanh nghiệp với sự thông đồng giữa bộ phận niêm phong bồn xăng trước khi xuất bến và tài xế. Cảnh sát đang phối hợp với doanh nghiệp xăng dầu cùng công ty vận tải để làm rõ vụ việc.

"Các bồn xăng được niêm phong bằng chì khá lỏng lẻo. Chỉ trong tích tắc, tài xế có thể nâng van lên và cho ống vào bồn hút", đại tá Hồng nói và cho hay ngoài ra việc rút trộm và hoạt động của các đại lý diễn ra dường như công khai, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết.

Các tài xế trong quá trình vận chuyển còn có "mánh khóe" đạp phanh liên tục khiến xe bồn bị rung động để làm tăng độ cọ xát của xăng. Lúc này độ giãn nở của xăng dầu trong bồn chứa cũng tăng khiến dung tích không bị hao hụt đáng kể nhằm qua mặt doanh nghiệp.

Xăng dầu mua từ tài xế được phát hiện trong nhà kho vợ chồng Thảo: Ảnh. C.A
Xăng dầu mua từ tài xế được phát hiện trong nhà kho vợ chồng Thảo: Ảnh. C.A

Trước đó chiều 4/1, Phòng PC46 bắt quả tang tài xế Huỳnh Đức Hùng (37 tuổi) đang rút xăng từ xe bồn để bán cho Lương Thị Kim Thảo (36 tuổi, trú xã Đại Hồng, Đại Lộc) với khối lượng hơn 100 lít. Đối diện nhà Thảo, cảnh sát phát hiện tài xế Nguyễn Văn Lâm (49 tuổi, Đà Nẵng) dừng xe trên quốc lộ 14B để rút trộm 200 lít xăng bán cho Tăng Thị Xuân Lài.

Kiểm tra nhà kho của vợ chồng Thảo, nhà chức trách tìm thấy 26 thùng phuy và 55 can nhựa chứa khoảng 6.000 lít xăng dầu. Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện 28 thùng phuy chứa hơn 5.000 lít xăng dầu được giấu ở bãi đất trống cạnh nhà Thảo.

Khai với cảnh sát, các tài xế cho hay được Công ty xăng dầu khu vực 5 thuê lái xe bồn từ Đà Nẵng lên các chi nhánh ở Gia Lai và Kon Tum. Họ rút trộm mỗi lần từ vài chục đến hàng trăm lít để bán cho các đầu mối dọc đường đi.

Các đầu mối này mua mỗi lít xăng của tài xế với giá khoảng 14.000 đồng, rẻ hơn giá thị trường khoảng 2.000 đồng. Sau khi mua xăng dầu từ tài xế, Lài và Thảo bán với giá rẻ hơn ngoài thị trường nhưng với số lượng lớn nên kiếm lợi rất nhiều.

Vnexpress

Tags: cong ty bao ve

Nghi vấn đường dây rút trộm xăng dầu từ xe bồn

Các van trên xe bồn được niêm phong bằng chì khá lỏng lẻo, việc rút trộm diễn ra công khai khiến nhà chức trách nghi ngờ có sự thông đồng của nhiều người.

Ngày 9/1, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46, Công an tỉnh Quảng Nam) vẫn đang đong đếm, giám định hơn 11.000 lít xăng dầu bị rút trộm từ xe bồn để kiểm tra chất lượng, đồng thời mở rộng điều tra những người liên quan.

Theo đại tá Lê Văn Hồng, Trưởng phòng PC46, nhiều dấu hiệu cho thấy có đường dây hút trộm xăng dầu của doanh nghiệp với sự thông đồng giữa bộ phận niêm phong bồn xăng trước khi xuất bến và tài xế. Cảnh sát đang phối hợp với doanh nghiệp xăng dầu cùng công ty vận tải để làm rõ vụ việc.

"Các bồn xăng được niêm phong bằng chì khá lỏng lẻo. Chỉ trong tích tắc, tài xế có thể nâng van lên và cho ống vào bồn hút", đại tá Hồng nói và cho hay ngoài ra việc rút trộm và hoạt động của các đại lý diễn ra dường như công khai, nhưng chính quyền địa phương không hề hay biết.

Các tài xế trong quá trình vận chuyển còn có "mánh khóe" đạp phanh liên tục khiến xe bồn bị rung động để làm tăng độ cọ xát của xăng. Lúc này độ giãn nở của xăng dầu trong bồn chứa cũng tăng khiến dung tích không bị hao hụt đáng kể nhằm qua mặt doanh nghiệp.

Xăng dầu mua từ tài xế được phát hiện trong nhà kho vợ chồng Thảo: Ảnh. C.A
Xăng dầu mua từ tài xế được phát hiện trong nhà kho vợ chồng Thảo: Ảnh. C.A

Trước đó chiều 4/1, Phòng PC46 bắt quả tang tài xế Huỳnh Đức Hùng (37 tuổi) đang rút xăng từ xe bồn để bán cho Lương Thị Kim Thảo (36 tuổi, trú xã Đại Hồng, Đại Lộc) với khối lượng hơn 100 lít. Đối diện nhà Thảo, cảnh sát phát hiện tài xế Nguyễn Văn Lâm (49 tuổi, Đà Nẵng) dừng xe trên quốc lộ 14B để rút trộm 200 lít xăng bán cho Tăng Thị Xuân Lài.

Kiểm tra nhà kho của vợ chồng Thảo, nhà chức trách tìm thấy 26 thùng phuy và 55 can nhựa chứa khoảng 6.000 lít xăng dầu. Ngoài ra, cảnh sát còn phát hiện 28 thùng phuy chứa hơn 5.000 lít xăng dầu được giấu ở bãi đất trống cạnh nhà Thảo.

Khai với cảnh sát, các tài xế cho hay được Công ty xăng dầu khu vực 5 thuê lái xe bồn từ Đà Nẵng lên các chi nhánh ở Gia Lai và Kon Tum. Họ rút trộm mỗi lần từ vài chục đến hàng trăm lít để bán cho các đầu mối dọc đường đi.

Các đầu mối này mua mỗi lít xăng của tài xế với giá khoảng 14.000 đồng, rẻ hơn giá thị trường khoảng 2.000 đồng. Sau khi mua xăng dầu từ tài xế, Lài và Thảo bán với giá rẻ hơn ngoài thị trường nhưng với số lượng lớn nên kiếm lợi rất nhiều.

Vnexpress

Tags: cong ty bao ve
Đọc thêm..

Thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày mở cửa miễn phí đã phải đóng cửa do lượng người dân đến chụp ảnh quá đông, dẫm nát và phá hỏng nhiều luống hoa tan tành.


Đáp ứng niềm ao ước được ngắm vườn hoa tam giác mạch ngay tại Hà Nội mà không cần lên tận Hà Giang, chủ của thung lũng hoa Hồ Tây đã có sáng kiến mở cửa miễn phí trong 1 tuần (từ 27/11 đến 3/12) để đón khách vào tham quan, chụp ảnh. Sau đó thung lũng sẽ chính thức thu phí vào ngày 3/12.

Những luống hoa ở thung lũng Hồ Tây bị dẫm nát (Ảnh: Infonet)
Những luống hoa ở thung lũng Hồ Tây bị dẫm nát (Ảnh: Infonet)

Khi chương trình miễn phí này được đưa ra đã kéo theo hàng nghìn người dân từ các bạn trẻ cho tới người trung tuổi đến ngắm và chụp ảnh. Tuy nhiên, khi thung lũng đón tới lượng khách đạt lên đến hơn 7000 lượt khách đến tham quan thì gần như là quá tải và mất kiểm soát. Các lối đi bên trong bãi hoa đã chật kín người, nhiều người không có ý thức đã dẫm lên cả hàng để tạo lối đi khiến cho thung lũng hoa trở nên nát bét. Nhiều người còn vô tư ngắt hoa để làm đạo cụ chụp ảnh.

Mặc cho quản lý thung lũng đã nhắc nhở và khuyên nhủ nhưng dường như sự thiếu ý thức đã "ngấm vào máu" của những người trẻ này, họ tìm mọi lý do thanh minh và bỏ ngoài tai lời nhắc nhở của bảo vệ và tiếp tục "tàn phá" thung lũng hoa để có được những bức hình dự sẽ rất nhiều "like" trên mạng xã hội.

Biển báo nhắc nhở bị "bỏ lơ"
Biển báo nhắc nhở bị "bỏ lơ"

Vì không thể kiểm soát được lượng người cũng như ý thức của người dân đến chụp ảnh, vào lúc 16h chiều 29/11 đã phải tạm đóng cửa, ngưng việc miễn phí vé vào. Nói về mức độ thiệt hại sau 2 ngày mở cửa miễn phí thung lũng hoa, anh Bùi Mạnh Hiếu - chủ nhân của thung lũng hoa Hồ Tây trao đổi trên Trí thức trẻ cho hay tính tới thời điểm này nhiều loại hoa không thể trồng lại để nở kịp dịp Tết Nguyên đán nên độ thiệt hại không thể tính bằng tiền bạc hay đong đếm trên công sức của người đã chăm sóc gieo trồng ra nó, doanh thu cũng thiệt hại nặng nề.

Từ một thung lũng hoa với khung cảnh lãng mạn như thơ đã trở thành một vườn hoa nát bé, xơ xác khiến những người ngoài nhìn vào không khỏi xót xa, "tiếc của". Từ lâu người Việt đã có tai tiếng với những gì được miễn phí. Lần miễn phí này càng chứng minh rõ sự kém ý thức của một bộ phận người trẻ hiện nay. Đây là một thực trạng đáng buồn mà giới trẻ cần phải suy ngẫm và điều chỉnh lại.

Một số hình ảnh vườn hoa ở thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày mở cửa miễn phí:


Đóng cửa thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày miễn phí vì bị "phá tan hoang"

Đóng cửa thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày miễn phí vì bị "phá tan hoang"


Gia Đình Việt Nam - Tổng Hợp

Tags: cong ty bao ve

Đóng cửa thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày miễn phí vì bị "phá tan hoang"

Thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày mở cửa miễn phí đã phải đóng cửa do lượng người dân đến chụp ảnh quá đông, dẫm nát và phá hỏng nhiều luống hoa tan tành.


Đáp ứng niềm ao ước được ngắm vườn hoa tam giác mạch ngay tại Hà Nội mà không cần lên tận Hà Giang, chủ của thung lũng hoa Hồ Tây đã có sáng kiến mở cửa miễn phí trong 1 tuần (từ 27/11 đến 3/12) để đón khách vào tham quan, chụp ảnh. Sau đó thung lũng sẽ chính thức thu phí vào ngày 3/12.

Những luống hoa ở thung lũng Hồ Tây bị dẫm nát (Ảnh: Infonet)
Những luống hoa ở thung lũng Hồ Tây bị dẫm nát (Ảnh: Infonet)

Khi chương trình miễn phí này được đưa ra đã kéo theo hàng nghìn người dân từ các bạn trẻ cho tới người trung tuổi đến ngắm và chụp ảnh. Tuy nhiên, khi thung lũng đón tới lượng khách đạt lên đến hơn 7000 lượt khách đến tham quan thì gần như là quá tải và mất kiểm soát. Các lối đi bên trong bãi hoa đã chật kín người, nhiều người không có ý thức đã dẫm lên cả hàng để tạo lối đi khiến cho thung lũng hoa trở nên nát bét. Nhiều người còn vô tư ngắt hoa để làm đạo cụ chụp ảnh.

Mặc cho quản lý thung lũng đã nhắc nhở và khuyên nhủ nhưng dường như sự thiếu ý thức đã "ngấm vào máu" của những người trẻ này, họ tìm mọi lý do thanh minh và bỏ ngoài tai lời nhắc nhở của bảo vệ và tiếp tục "tàn phá" thung lũng hoa để có được những bức hình dự sẽ rất nhiều "like" trên mạng xã hội.

Biển báo nhắc nhở bị "bỏ lơ"
Biển báo nhắc nhở bị "bỏ lơ"

Vì không thể kiểm soát được lượng người cũng như ý thức của người dân đến chụp ảnh, vào lúc 16h chiều 29/11 đã phải tạm đóng cửa, ngưng việc miễn phí vé vào. Nói về mức độ thiệt hại sau 2 ngày mở cửa miễn phí thung lũng hoa, anh Bùi Mạnh Hiếu - chủ nhân của thung lũng hoa Hồ Tây trao đổi trên Trí thức trẻ cho hay tính tới thời điểm này nhiều loại hoa không thể trồng lại để nở kịp dịp Tết Nguyên đán nên độ thiệt hại không thể tính bằng tiền bạc hay đong đếm trên công sức của người đã chăm sóc gieo trồng ra nó, doanh thu cũng thiệt hại nặng nề.

Từ một thung lũng hoa với khung cảnh lãng mạn như thơ đã trở thành một vườn hoa nát bé, xơ xác khiến những người ngoài nhìn vào không khỏi xót xa, "tiếc của". Từ lâu người Việt đã có tai tiếng với những gì được miễn phí. Lần miễn phí này càng chứng minh rõ sự kém ý thức của một bộ phận người trẻ hiện nay. Đây là một thực trạng đáng buồn mà giới trẻ cần phải suy ngẫm và điều chỉnh lại.

Một số hình ảnh vườn hoa ở thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày mở cửa miễn phí:


Đóng cửa thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày miễn phí vì bị "phá tan hoang"

Đóng cửa thung lũng hoa Hồ Tây sau 2 ngày miễn phí vì bị "phá tan hoang"


Gia Đình Việt Nam - Tổng Hợp

Tags: cong ty bao ve
Đọc thêm..

Túi nylon đựng rượu, trà đá và vỏ bao thuốc lá thủng một lỗ được tìm thấy tại hiện trường đã giúp trinh sát lần ra tên cướp hãm hiếp, sát hại nạn nhân chỉ sau vài giờ gây án.


Trên đường đi làm đồng, xế trưa 24/11, anh Nguyễn Phi Hùng (43 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, An Giang) phát hiện xác lõa thể của người đàn bà trôi lờ đờ trên kênh Sáu Bèo, gần khu vực biên giới Campuchia. Cạnh thi thể nạn nhân là chiếc xuồng nhỏ, cây dầm nằm vắt vẻo.

Vụ việc xảy ra cách biên giới Campuchia khoảng 100 m, nạn nhân chỉ vừa bị sát hại, có dấu hiệu bị hiếp dâm, cướp tài sản. Do án mạng nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn phức tạp, hàng chục cảnh sát hình sự tinh nhuệ của Công an tỉnh An Giang được điều đến hiện trường.

3 giờ truy bắt 'yêu râu xanh' dìm chết người phụ nữ cho vay lãi
Kênh Sáu Bèo phát hiện thi thể nạn nhân. Ảnh: A.X

Nạn nhân được xác định là bà Trần (50 tuổi) - gia đình thuộc dạng có tiền tại địa phương. Hằng ngày bà bơi xuồng qua biên giới ghi số đề và cho vay "nóng" tại các sòng bạc, trường gà. Người thân cho biết bà Trần có đeo sợi dây chuyền một lượng vàng 18k, luôn mang điện thoại và giỏ đựng tiền theo người nhưng khi phát hiện những thứ này không còn.

Đại tá Bùi Bé Năm - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang - họp khẩn với Công an huyện An Phú về kế hoạch điều tra, phá án. Nhiều ghi can bị đưa vào tầm ngắm nhưng do địa bàn biên giới rộng lớn, nếu chậm trễ, kẻ thủ ác có thể trốn sang nước bạn nên hàng chục trinh sát được lệnh khẩn cấp điều tra.

Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát tìm thấy 2 túi nylon còn sót lại ít rượu và trà đá, vỏ bao thuốc lá hiệu Hero phía trên đầu bị xé lỗ tròn nhỏ vừa đủ kích cỡ một điếu thuốc. Trinh sát tìm đến các tiệp tạp hóa trong khu vực xác minh.

"Hồi trưa này tui có bán 2 xị rượu đế, trà đá, bỏ vào 2 bịch nylon và ít thức ăn cho thanh niên có nhiều hình xăm kỳ quái. Hắn đi về phía bờ kênh gần biên giới", chủ một cửa hàng cho biết sau khi nhận ra túi nylon đúng cỡ của tiệm mình.

Qua sàng lọc, Nguyễn Chí Thanh (22 tuổi, ngụ ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông) được xác định là người khả nghi nhất. Người dân cho hay anh ta vừa bỏ vợ, thường tụ tập ăn nhậu và gần đây tỏ ra hung hãn, xăm nhiều hình trên người. "Nó chỉ hút thuốc Hero, thường xé một lỗ tròn trên đầu bao thuốc để khi lắc lắc là điếu thuốc lòi ra", nam thanh niên sống trong xã, kể.

Hàng chục cảnh sát tỏa đi khắp nơi, lần theo dấu vết nghi can. Chỉ sau 3 tiếng từ khi phát hiện vụ án, trinh sát tóm được Thanh tại xã biên giới Đa Phước, cách hiện trường hàng chục km, khi anh ta đang tìm cách trống sang Campuchia.

"Khi được đưa về Công an huyện An Phú, bước đầu Thanh quanh co, cho rằng mình vô tôi, bị bắt oan. Nhưng khi chúng tôi đưa ra các chứng cứ thu thập được cũng như những bất minh về thời gian, quá trình di chuyển, thì anh ta mới thừa nhận là hung thủ", một trinh sát tham gia phá án, nói.

Thanh bị bắt sau 3 giờ gây án. Ảnh: A.X
Thanh bị bắt sau 3 giờ gây án. Ảnh: A.X

Thanh khai, là người cùng xã nên biết bà Trần có nhiều tiền vàng trong người, thường qua bên kia biên giới cho vay nóng, bán số đề mỗi ngày nên nảy sinh ý định sát hại, cướp tài sản. Sáng hôm đó hắn phục kích tại kênh Sáu Bèo nhưng "con mồi" đã vượt biên sớm hơn.

Đến trưa, Thanh đến tiệm tạp hóa mua rượu trắng, trà đá, một ít cá viên chiên rồi mang ra bờ kênh Sáu Bèo ngồi nhậu một mình, tiếp tục canh "mồi". Không lâu sau, anh ta thấy bà Trần một mình bơi xuồng từ hướng Campuchia về Việt Nam, vẫn đeo sợi dây chuyền vàng rất to trên cổ.

Thanh liền núp vào lùm cây bên bờ kênh. Khi bà Trần bơi xuồng tới, hắn lao xuống kênh quật ngã nạn nhân, dìm xuống nước cho đến chết. Sau khi kéo xác bà Trần lên bờ, hắn nổi máu tà dâm, thực hiện hành vi thú tính trước khi tẩu thoát cùng dây chuyền, điện thoại và 4 triệu đồng của nạn nhân. Biết cảnh sát đã phát hiện vụ án, Thanh tìm cách sang Campuchia nhưng không thoát.

"Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hung thủ giết, hiếp, cướp tài sản của nạn nhân hết sức dã man. Nếu chậm phá án, nghi phạm trốn qua biên giới, quần chúng nhân dân hoang mang ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương", đại tá Bùi Bé Năm nhận định.

Thanh đang bị tạm giam để điều tra về 3 tội danh.

Theo: Vnexpress

Tags: bao ve, cong ty bao ve

3 giờ truy bắt 'yêu râu xanh' dìm chết người phụ nữ cho vay lãi

Túi nylon đựng rượu, trà đá và vỏ bao thuốc lá thủng một lỗ được tìm thấy tại hiện trường đã giúp trinh sát lần ra tên cướp hãm hiếp, sát hại nạn nhân chỉ sau vài giờ gây án.


Trên đường đi làm đồng, xế trưa 24/11, anh Nguyễn Phi Hùng (43 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, An Giang) phát hiện xác lõa thể của người đàn bà trôi lờ đờ trên kênh Sáu Bèo, gần khu vực biên giới Campuchia. Cạnh thi thể nạn nhân là chiếc xuồng nhỏ, cây dầm nằm vắt vẻo.

Vụ việc xảy ra cách biên giới Campuchia khoảng 100 m, nạn nhân chỉ vừa bị sát hại, có dấu hiệu bị hiếp dâm, cướp tài sản. Do án mạng nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn phức tạp, hàng chục cảnh sát hình sự tinh nhuệ của Công an tỉnh An Giang được điều đến hiện trường.

3 giờ truy bắt 'yêu râu xanh' dìm chết người phụ nữ cho vay lãi
Kênh Sáu Bèo phát hiện thi thể nạn nhân. Ảnh: A.X

Nạn nhân được xác định là bà Trần (50 tuổi) - gia đình thuộc dạng có tiền tại địa phương. Hằng ngày bà bơi xuồng qua biên giới ghi số đề và cho vay "nóng" tại các sòng bạc, trường gà. Người thân cho biết bà Trần có đeo sợi dây chuyền một lượng vàng 18k, luôn mang điện thoại và giỏ đựng tiền theo người nhưng khi phát hiện những thứ này không còn.

Đại tá Bùi Bé Năm - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang - họp khẩn với Công an huyện An Phú về kế hoạch điều tra, phá án. Nhiều ghi can bị đưa vào tầm ngắm nhưng do địa bàn biên giới rộng lớn, nếu chậm trễ, kẻ thủ ác có thể trốn sang nước bạn nên hàng chục trinh sát được lệnh khẩn cấp điều tra.

Khám nghiệm hiện trường, cảnh sát tìm thấy 2 túi nylon còn sót lại ít rượu và trà đá, vỏ bao thuốc lá hiệu Hero phía trên đầu bị xé lỗ tròn nhỏ vừa đủ kích cỡ một điếu thuốc. Trinh sát tìm đến các tiệp tạp hóa trong khu vực xác minh.

"Hồi trưa này tui có bán 2 xị rượu đế, trà đá, bỏ vào 2 bịch nylon và ít thức ăn cho thanh niên có nhiều hình xăm kỳ quái. Hắn đi về phía bờ kênh gần biên giới", chủ một cửa hàng cho biết sau khi nhận ra túi nylon đúng cỡ của tiệm mình.

Qua sàng lọc, Nguyễn Chí Thanh (22 tuổi, ngụ ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông) được xác định là người khả nghi nhất. Người dân cho hay anh ta vừa bỏ vợ, thường tụ tập ăn nhậu và gần đây tỏ ra hung hãn, xăm nhiều hình trên người. "Nó chỉ hút thuốc Hero, thường xé một lỗ tròn trên đầu bao thuốc để khi lắc lắc là điếu thuốc lòi ra", nam thanh niên sống trong xã, kể.

Hàng chục cảnh sát tỏa đi khắp nơi, lần theo dấu vết nghi can. Chỉ sau 3 tiếng từ khi phát hiện vụ án, trinh sát tóm được Thanh tại xã biên giới Đa Phước, cách hiện trường hàng chục km, khi anh ta đang tìm cách trống sang Campuchia.

"Khi được đưa về Công an huyện An Phú, bước đầu Thanh quanh co, cho rằng mình vô tôi, bị bắt oan. Nhưng khi chúng tôi đưa ra các chứng cứ thu thập được cũng như những bất minh về thời gian, quá trình di chuyển, thì anh ta mới thừa nhận là hung thủ", một trinh sát tham gia phá án, nói.

Thanh bị bắt sau 3 giờ gây án. Ảnh: A.X
Thanh bị bắt sau 3 giờ gây án. Ảnh: A.X

Thanh khai, là người cùng xã nên biết bà Trần có nhiều tiền vàng trong người, thường qua bên kia biên giới cho vay nóng, bán số đề mỗi ngày nên nảy sinh ý định sát hại, cướp tài sản. Sáng hôm đó hắn phục kích tại kênh Sáu Bèo nhưng "con mồi" đã vượt biên sớm hơn.

Đến trưa, Thanh đến tiệm tạp hóa mua rượu trắng, trà đá, một ít cá viên chiên rồi mang ra bờ kênh Sáu Bèo ngồi nhậu một mình, tiếp tục canh "mồi". Không lâu sau, anh ta thấy bà Trần một mình bơi xuồng từ hướng Campuchia về Việt Nam, vẫn đeo sợi dây chuyền vàng rất to trên cổ.

Thanh liền núp vào lùm cây bên bờ kênh. Khi bà Trần bơi xuồng tới, hắn lao xuống kênh quật ngã nạn nhân, dìm xuống nước cho đến chết. Sau khi kéo xác bà Trần lên bờ, hắn nổi máu tà dâm, thực hiện hành vi thú tính trước khi tẩu thoát cùng dây chuyền, điện thoại và 4 triệu đồng của nạn nhân. Biết cảnh sát đã phát hiện vụ án, Thanh tìm cách sang Campuchia nhưng không thoát.

"Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Hung thủ giết, hiếp, cướp tài sản của nạn nhân hết sức dã man. Nếu chậm phá án, nghi phạm trốn qua biên giới, quần chúng nhân dân hoang mang ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương", đại tá Bùi Bé Năm nhận định.

Thanh đang bị tạm giam để điều tra về 3 tội danh.

Theo: Vnexpress

Tags: bao ve, cong ty bao ve
Đọc thêm..

Những ngày qua, tại TP HCM, nhất là khu vực Chợ Lớn, nhiều đối tượng lập thành nhóm mang theo vợt và cả hung khí để đi cướp cô hồn, gây mất trật tự xã hội


Tục cúng cô hồn diễn ra vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích xá tội, chăm lo những vong linh đã mất để mong họ phù hộ ăn nên làm ra, gia đình yên ấm. Tuy nhiên, tục này đang trở nên biến tướng trước nạn “cô hồn sống” lập thành nhóm đi “kiếm cơm”

Đội quân chuyên nghiệp


Khu vực Chợ Lớn (quận 5, TP HCM) tập trung đông người gốc Hoa sinh sống. Nhiều gia đình rất coi trọng lễ cúng cô hồn nên mâm cúng thường có nhiều tiền, vật dụng giá trị. Lợi dụng tín ngưỡng của người dân, các nhóm “cô hồn sống” tụ tập về đây để đi giật đồ cúng (cướp cô hồn).

Cảnh hỗn loạn, giành nhau tại một lễ cúng cô hồn ở khu vực Chợ Lớn
Cảnh hỗn loạn, giành nhau tại một lễ cúng cô hồn ở khu vực Chợ Lớn

Nhiều ngày thâm nhập, chúng tôi phát hiện có rất nhiều nhóm “cô hồn sống” tổ chức thành những “đội quân” cướp cô hồn một cách chuyên nghiệp. Những ai chống đối, chúng sẵn sàng hành xử, đáp trả kiểu giang hồ. Hiện có 2 nhóm giật cô hồn có máu mặt của Tùng “tóc đỏ” và một đối tượng tên Toàn. Tùng “tóc đỏ” quản lý 15 thanh niên. Ban ngày, những thanh niên này hành nghề bốc vác, chiều nghỉ việc theo Tùng đi cướp cô hồn. Riêng băng của Toàn có 12 người, nổi tiếng là máu mặt ở khu chợ An Đông (quận 5). Những ngày qua, các nhóm “cô hồn sống” quần thảo khắp các tuyến đường lớn đến hẻm hóc để truy tìm nhà nào lên nhang đèn chuẩn bị làm lễ là vây lấy.

Điều đáng nói, các nhóm cướp cô hồn chuẩn bị rất nhiều đồ nghề chuyên nghiệp. Nhóm của Tùng “tóc đỏ” đi xe máy, trang bị vợt vớt tiền và cả tuýp sắt mỗi khi cướp cô hồn. Tùng “tóc đỏ” phân công nhân sự theo “kịch bản” rõ ràng. Trong đó, có 2 đối tượng chuyên đi do thám, nắm rõ địa chỉ, thời gian nhà nào cúng cô hồn. Khi hành sự, một số đối tượng khác làm nhiệm vụ cản địa. Trong lúc giật đồ, người nổ xe máy chờ sẵn để đồng bọn cướp được mâm cúng là lên xe bỏ chạy.

Cướp khi chưa kịp cúng


Chiều 25-8 (tức 13-7 âm lịch), chúng tôi bám theo nhóm của Tùng “tóc đỏ” đến trước cửa nhà ông Tăng Tiết Hòa (hẻm 191 Hà Tôn Quyền, quận 11). Trong lúc ông Hòa đang chuẩn bị nhang đèn, chờ thầy cúng đến làm lễ, rất nhiều thanh niên vây bên ngoài la ó, giục gia chủ cúng nhanh. Khi nhang vừa cháy, một thanh niên trong nhóm của Tùng “tóc đỏ” tranh thủ lúc ông Hòa vào trong, đã chạy xộc vào bê mâm cúng có heo quay, tiền lẻ… Khi vừa ra đầu hẻm, cả nhóm “cô hồn sống” cười hả hê trước sự bàng hoàng của người dân và mặc cho ông Hòa la chửi.

Lúc sau, chúng tôi bắt gặp nhóm của Tùng “tóc đỏ” chầu chực ở đường Bãi Sậy (quận 6). Lần này có sự chạm trán đông đảo thanh niên khác nên nhóm Tùng “tóc đỏ” cho “bày binh bố trận”, tạo thành hàng rào để ngăn cách. Khi tiền được rải xuống cũng là lúc một cảnh tượng hãi hùng xảy ra. Nhóm của Tùng “tóc đỏ” bị hàng chục người khác tranh giành. Một số người dùng cây mía đập lên lưng “đối thủ”. Có một trẻ em vừa giành được 20.000 đồng, chưa kịp vui mừng đã bị một người đến cướp trên tay.

Tối 27-8, chúng tôi tiếp tục đi theo một nhóm giật cô hồn khác, gồm khoảng 20 người, trong đó có cả trẻ em. Khi đến trước một căn nhà 2 tầng ở đường Văn Thân (quận 6), 2 thanh niên liền nhảy vào bên trong nhà định ôm mâm chưa cúng bỏ chạy. Thấy thế, người nhà chạy ra ngăn, năn nỉ. Tức thì, một thanh niên lớn tiếng: “Lấy cái khác mà cúng!”. Chủ nhà không còn cách nào khác, vội rút túi lấy 500.000 đồng đưa cho thanh niên này để xin giữ lại mâm cúng. Sau khi cúng xong, tiền được thả từ trên lầu xuống, nhóm thanh niên đạp nhau để giành từng tờ một.

Khoảng 9 giờ ngày 29-8, tại một quầy bán bánh trung thu trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 5), khi mâm heo quay vừa được đặt trên bàn để chuẩn bị cúng thì 3 chiếc xe máy nhào tới. Một thanh niên nhảy xuống xe, chạy đến bưng mâm cúng. Chủ quầy la toáng lên, liền bị đối tượng này dọa: “Muốn còn bán bánh thì im miệng!”. Nói xong, cả nhóm vọt đi tìm địa điểm khác.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những món cúng cướp được như gà, vịt, heo quay sẽ được các “cô hồn sống” bán lại cho các quầy bánh mì, quán ăn. Còn những đồ vật có giá trị cướp được cùng với mâm cúng như mâm, lư đồng, bọn chúng bán cho các tiệm lư đồng, tạp hóa. Hôm nào có mâm cỗ đầy, bọn chúng kiếm được bạc triệu.

Cong ty bao ve - Nguồn: Người Lao Động

“Cô hồn sống” náo động khu Chợ Lớn

Những ngày qua, tại TP HCM, nhất là khu vực Chợ Lớn, nhiều đối tượng lập thành nhóm mang theo vợt và cả hung khí để đi cướp cô hồn, gây mất trật tự xã hội


Tục cúng cô hồn diễn ra vào tháng 7 âm lịch nhằm mục đích xá tội, chăm lo những vong linh đã mất để mong họ phù hộ ăn nên làm ra, gia đình yên ấm. Tuy nhiên, tục này đang trở nên biến tướng trước nạn “cô hồn sống” lập thành nhóm đi “kiếm cơm”

Đội quân chuyên nghiệp


Khu vực Chợ Lớn (quận 5, TP HCM) tập trung đông người gốc Hoa sinh sống. Nhiều gia đình rất coi trọng lễ cúng cô hồn nên mâm cúng thường có nhiều tiền, vật dụng giá trị. Lợi dụng tín ngưỡng của người dân, các nhóm “cô hồn sống” tụ tập về đây để đi giật đồ cúng (cướp cô hồn).

Cảnh hỗn loạn, giành nhau tại một lễ cúng cô hồn ở khu vực Chợ Lớn
Cảnh hỗn loạn, giành nhau tại một lễ cúng cô hồn ở khu vực Chợ Lớn

Nhiều ngày thâm nhập, chúng tôi phát hiện có rất nhiều nhóm “cô hồn sống” tổ chức thành những “đội quân” cướp cô hồn một cách chuyên nghiệp. Những ai chống đối, chúng sẵn sàng hành xử, đáp trả kiểu giang hồ. Hiện có 2 nhóm giật cô hồn có máu mặt của Tùng “tóc đỏ” và một đối tượng tên Toàn. Tùng “tóc đỏ” quản lý 15 thanh niên. Ban ngày, những thanh niên này hành nghề bốc vác, chiều nghỉ việc theo Tùng đi cướp cô hồn. Riêng băng của Toàn có 12 người, nổi tiếng là máu mặt ở khu chợ An Đông (quận 5). Những ngày qua, các nhóm “cô hồn sống” quần thảo khắp các tuyến đường lớn đến hẻm hóc để truy tìm nhà nào lên nhang đèn chuẩn bị làm lễ là vây lấy.

Điều đáng nói, các nhóm cướp cô hồn chuẩn bị rất nhiều đồ nghề chuyên nghiệp. Nhóm của Tùng “tóc đỏ” đi xe máy, trang bị vợt vớt tiền và cả tuýp sắt mỗi khi cướp cô hồn. Tùng “tóc đỏ” phân công nhân sự theo “kịch bản” rõ ràng. Trong đó, có 2 đối tượng chuyên đi do thám, nắm rõ địa chỉ, thời gian nhà nào cúng cô hồn. Khi hành sự, một số đối tượng khác làm nhiệm vụ cản địa. Trong lúc giật đồ, người nổ xe máy chờ sẵn để đồng bọn cướp được mâm cúng là lên xe bỏ chạy.

Cướp khi chưa kịp cúng


Chiều 25-8 (tức 13-7 âm lịch), chúng tôi bám theo nhóm của Tùng “tóc đỏ” đến trước cửa nhà ông Tăng Tiết Hòa (hẻm 191 Hà Tôn Quyền, quận 11). Trong lúc ông Hòa đang chuẩn bị nhang đèn, chờ thầy cúng đến làm lễ, rất nhiều thanh niên vây bên ngoài la ó, giục gia chủ cúng nhanh. Khi nhang vừa cháy, một thanh niên trong nhóm của Tùng “tóc đỏ” tranh thủ lúc ông Hòa vào trong, đã chạy xộc vào bê mâm cúng có heo quay, tiền lẻ… Khi vừa ra đầu hẻm, cả nhóm “cô hồn sống” cười hả hê trước sự bàng hoàng của người dân và mặc cho ông Hòa la chửi.

Lúc sau, chúng tôi bắt gặp nhóm của Tùng “tóc đỏ” chầu chực ở đường Bãi Sậy (quận 6). Lần này có sự chạm trán đông đảo thanh niên khác nên nhóm Tùng “tóc đỏ” cho “bày binh bố trận”, tạo thành hàng rào để ngăn cách. Khi tiền được rải xuống cũng là lúc một cảnh tượng hãi hùng xảy ra. Nhóm của Tùng “tóc đỏ” bị hàng chục người khác tranh giành. Một số người dùng cây mía đập lên lưng “đối thủ”. Có một trẻ em vừa giành được 20.000 đồng, chưa kịp vui mừng đã bị một người đến cướp trên tay.

Tối 27-8, chúng tôi tiếp tục đi theo một nhóm giật cô hồn khác, gồm khoảng 20 người, trong đó có cả trẻ em. Khi đến trước một căn nhà 2 tầng ở đường Văn Thân (quận 6), 2 thanh niên liền nhảy vào bên trong nhà định ôm mâm chưa cúng bỏ chạy. Thấy thế, người nhà chạy ra ngăn, năn nỉ. Tức thì, một thanh niên lớn tiếng: “Lấy cái khác mà cúng!”. Chủ nhà không còn cách nào khác, vội rút túi lấy 500.000 đồng đưa cho thanh niên này để xin giữ lại mâm cúng. Sau khi cúng xong, tiền được thả từ trên lầu xuống, nhóm thanh niên đạp nhau để giành từng tờ một.

Khoảng 9 giờ ngày 29-8, tại một quầy bán bánh trung thu trên đường Nguyễn Tri Phương (quận 5), khi mâm heo quay vừa được đặt trên bàn để chuẩn bị cúng thì 3 chiếc xe máy nhào tới. Một thanh niên nhảy xuống xe, chạy đến bưng mâm cúng. Chủ quầy la toáng lên, liền bị đối tượng này dọa: “Muốn còn bán bánh thì im miệng!”. Nói xong, cả nhóm vọt đi tìm địa điểm khác.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những món cúng cướp được như gà, vịt, heo quay sẽ được các “cô hồn sống” bán lại cho các quầy bánh mì, quán ăn. Còn những đồ vật có giá trị cướp được cùng với mâm cúng như mâm, lư đồng, bọn chúng bán cho các tiệm lư đồng, tạp hóa. Hôm nào có mâm cỗ đầy, bọn chúng kiếm được bạc triệu.

Cong ty bao ve - Nguồn: Người Lao Động
Đọc thêm..

Việc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cấp đầu số cấp cứu 115 cho doanh nghiệp tư nhân đã gây bất bình đối với người dân vì bị tước quyền lựa chọn nơi cấp cứu, khám chữa bệnh


Từ trước đến nay, các đầu số gọi khẩn cấp như 113 (công an), 114 (cứu hỏa), 115 (cấp cứu) thường do các đơn vị nhà nước quản lý. Thế nhưng, nhiều năm nay, tại Nghệ An và Hà Tĩnh, tổng đài cấp cứu 115 được giao cho doanh nghiệp tư nhân.

Tại Nghệ An, đầu số 115 được cấp cho Bệnh viện (BV) 115 (BV tư nhân, đóng tại xã Nghi Phú, TP Vinh). Được biết, trước khi tư nhân hóa thì đầu số cấp cứu 115 là của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 05 thuộc Sở Y tế tỉnh Nghệ An. Việc đầu số 115 cấp cho BV 115 đã gây ra sự hiểu nhầm, bức xúc đối với người dân.

Chị Trần Thị Thủy (trú phường Đông Vĩnh, TP Vinh), người nhà của một bệnh nhân, bức xúc: “Tôi cứ nghĩ tổng đài 115 là của nhà nước nên gọi xe cấp cứu để chở bệnh nhân xuống BV tỉnh. Nhưng sau khi đón, xe cấp cứu chở xuống BV 115, không nói không rằng đưa người bệnh vào thăm khám, chiếu chụp, thắc mắc hỏi mới biết đó là xe của BV này”.

Bác sĩ  Phạm Văn Diệu, Phó Giám đốc BV Sản Nhi Nghệ An, cũng không đồng tình với việc cấp đầu số 115 cho BV nói trên: “Đầu số 115 trước đây là của nhà nước nhưng tôi không hiểu vì sao lại chuyển cho BV 115. Giờ nó không còn là số chung mà là số riêng của BV 115. Khi người dân gọi cấp cứu, BV 115 cho xe đến đầu tiên và sẽ chở bệnh nhân đến BV của họ”.

Chuyện lạ có thật: Tư nhân sở hữu đầu số... 115!
Nhiều xe cấp cứu của Công ty TNHH MTV Ngọc Linh - Cấp cứu 115 Hà Tĩnh được cấp biển số xanh. Ảnh: TẤN LỘC

Trong khi đó, tại tỉnh Hà Tĩnh có Cấp cứu 115 Hà Tĩnh. Tưởng trung tâm này là đơn vị nhà nước nhưng thực tế, từ năm 2005 đến nay, quản lý nó là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển cấp cứu. Đó là Công ty TNHH MTV Ngọc Linh - Cấp cứu 115 Hà Tĩnh. Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, xác nhận: “Đây không phải đơn vị trực thuộc sở mà là của một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cấp cứu”.

Không chỉ được cấp cho đầu số cấp cứu 115, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Ngọc Linh còn sở hữu dàn xe cấp cứu biển số xanh như 38M-00038; 38M-00014; 38M-00012; 38M- 00015... Về việc này, đại tá Võ Trọng Hùng, Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh, cho biết biển số xanh có ký hiệu M được Công an Hà Tĩnh cấp cho xe cấp cứu của Công ty Ngọc Linh trước khi Thông tư 15/2014/TT-BCA ban hành, ngày 4-4-2014. “Việc cấp biển là đúng quy định vì căn cứ vào Thông tư 36 và Quyết định 01 của Bộ Y tế thì đơn vị nào thành lập trung tâm có giấy phép của sở y tế thì chúng tôi mới cấp. Sau khi Thông tư 15/2014/TT-BCA có hiệu lực mới quy định không cấp biển M chuyển sang cấp biển A, B (biển trắng)” - đại tá Hùng nhấn mạnh.

Với việc “cấp đúng quy định” này, không chỉ đầu số cấp cứu mà ngay cả đội xe vận chuyển của một doanh nghiệp tư nhân cũng được núp dưới vỏ bọc nhà nước.

Tước quyền sống của người bệnh
Hầu hết các BV nhà nước không đồng tình với việc cấp đầu số 115 cho một BV tư nhân vì làm như vậy là không công bằng, hạn chế quyền lựa chọn nơi cấp cứu, khám chữa bệnh của người dân. Một bác sĩ của BV Đa khoa TP Vinh nói: “Khi đầu số 115 thuộc quản lý của nhà nước, người dân gọi điện yêu cầu vận chuyển thì tùy theo tính chất bệnh tật, trung tâm cấp cứu 115 sẽ phân loại và quyết định đưa vào BV nào gần nhất để cấp cứu. Khi đầu số này là của BV tư, nặng hay nhẹ họ đều chở về BV của mình trước, sau đó nặng quá mới chuyển đi. Việc chậm chuyển các bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện nhất vô tình tước đi quyền sống của người bệnh”. Theo bác sĩ này, để phục vụ việc cứu chữa bệnh nhân kịp thời, tốt nhất là nhà nước cần quản lý đầu số cấp cứu 115.

Cong ty bao ve - Nguồn: Người Lao Động

Chuyện lạ có thật: Tư nhân sở hữu đầu số... 115!

Việc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cấp đầu số cấp cứu 115 cho doanh nghiệp tư nhân đã gây bất bình đối với người dân vì bị tước quyền lựa chọn nơi cấp cứu, khám chữa bệnh


Từ trước đến nay, các đầu số gọi khẩn cấp như 113 (công an), 114 (cứu hỏa), 115 (cấp cứu) thường do các đơn vị nhà nước quản lý. Thế nhưng, nhiều năm nay, tại Nghệ An và Hà Tĩnh, tổng đài cấp cứu 115 được giao cho doanh nghiệp tư nhân.

Tại Nghệ An, đầu số 115 được cấp cho Bệnh viện (BV) 115 (BV tư nhân, đóng tại xã Nghi Phú, TP Vinh). Được biết, trước khi tư nhân hóa thì đầu số cấp cứu 115 là của Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 05 thuộc Sở Y tế tỉnh Nghệ An. Việc đầu số 115 cấp cho BV 115 đã gây ra sự hiểu nhầm, bức xúc đối với người dân.

Chị Trần Thị Thủy (trú phường Đông Vĩnh, TP Vinh), người nhà của một bệnh nhân, bức xúc: “Tôi cứ nghĩ tổng đài 115 là của nhà nước nên gọi xe cấp cứu để chở bệnh nhân xuống BV tỉnh. Nhưng sau khi đón, xe cấp cứu chở xuống BV 115, không nói không rằng đưa người bệnh vào thăm khám, chiếu chụp, thắc mắc hỏi mới biết đó là xe của BV này”.

Bác sĩ  Phạm Văn Diệu, Phó Giám đốc BV Sản Nhi Nghệ An, cũng không đồng tình với việc cấp đầu số 115 cho BV nói trên: “Đầu số 115 trước đây là của nhà nước nhưng tôi không hiểu vì sao lại chuyển cho BV 115. Giờ nó không còn là số chung mà là số riêng của BV 115. Khi người dân gọi cấp cứu, BV 115 cho xe đến đầu tiên và sẽ chở bệnh nhân đến BV của họ”.

Chuyện lạ có thật: Tư nhân sở hữu đầu số... 115!
Nhiều xe cấp cứu của Công ty TNHH MTV Ngọc Linh - Cấp cứu 115 Hà Tĩnh được cấp biển số xanh. Ảnh: TẤN LỘC

Trong khi đó, tại tỉnh Hà Tĩnh có Cấp cứu 115 Hà Tĩnh. Tưởng trung tâm này là đơn vị nhà nước nhưng thực tế, từ năm 2005 đến nay, quản lý nó là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển cấp cứu. Đó là Công ty TNHH MTV Ngọc Linh - Cấp cứu 115 Hà Tĩnh. Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, xác nhận: “Đây không phải đơn vị trực thuộc sở mà là của một doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực cấp cứu”.

Không chỉ được cấp cho đầu số cấp cứu 115, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Ngọc Linh còn sở hữu dàn xe cấp cứu biển số xanh như 38M-00038; 38M-00014; 38M-00012; 38M- 00015... Về việc này, đại tá Võ Trọng Hùng, Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh, cho biết biển số xanh có ký hiệu M được Công an Hà Tĩnh cấp cho xe cấp cứu của Công ty Ngọc Linh trước khi Thông tư 15/2014/TT-BCA ban hành, ngày 4-4-2014. “Việc cấp biển là đúng quy định vì căn cứ vào Thông tư 36 và Quyết định 01 của Bộ Y tế thì đơn vị nào thành lập trung tâm có giấy phép của sở y tế thì chúng tôi mới cấp. Sau khi Thông tư 15/2014/TT-BCA có hiệu lực mới quy định không cấp biển M chuyển sang cấp biển A, B (biển trắng)” - đại tá Hùng nhấn mạnh.

Với việc “cấp đúng quy định” này, không chỉ đầu số cấp cứu mà ngay cả đội xe vận chuyển của một doanh nghiệp tư nhân cũng được núp dưới vỏ bọc nhà nước.

Tước quyền sống của người bệnh
Hầu hết các BV nhà nước không đồng tình với việc cấp đầu số 115 cho một BV tư nhân vì làm như vậy là không công bằng, hạn chế quyền lựa chọn nơi cấp cứu, khám chữa bệnh của người dân. Một bác sĩ của BV Đa khoa TP Vinh nói: “Khi đầu số 115 thuộc quản lý của nhà nước, người dân gọi điện yêu cầu vận chuyển thì tùy theo tính chất bệnh tật, trung tâm cấp cứu 115 sẽ phân loại và quyết định đưa vào BV nào gần nhất để cấp cứu. Khi đầu số này là của BV tư, nặng hay nhẹ họ đều chở về BV của mình trước, sau đó nặng quá mới chuyển đi. Việc chậm chuyển các bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện nhất vô tình tước đi quyền sống của người bệnh”. Theo bác sĩ này, để phục vụ việc cứu chữa bệnh nhân kịp thời, tốt nhất là nhà nước cần quản lý đầu số cấp cứu 115.

Cong ty bao ve - Nguồn: Người Lao Động
Đọc thêm..

Dù giao thông Tây Nguyên những năm qua đã được đầu tư cả nghìn tỷ, nhưng vẫn chưa khắc phục hết nhiều đoạn đường hỏng nát từ thành thị tới nông thôn. Dân vùng sâu phải quấn xích quanh các lốp xe máy, còn dân thị thành phải chịu đựng cảnh đường nát, đường bị chặn, bị “thắt” với đủ thứ lý do.

Đường nút thắt cổ chai ở Cầu Trắng
Đường nút thắt cổ chai ở Cầu Trắng

Vùng sâu: Xe quấn xích!


Mùa mưa, chúng tôi đi công tác ở các xã vùng sâu tỉnh Đắk Nông, về các thôn 2, thôn 3, thôn 8… của xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, mới ngấm nỗi cơ cực. Chiếc xe gắn máy của chúng tôi vừa chạm đầu thôn 6 thì không thể di chuyển thêm được bước nào nữa, vì đường trơn hơn đổ mỡ. Dân sống bên đường cho biết, để đi qua được con đường này phải đến tiệm xe “độ” xích vào bánh để lốp mới có lực ma sát để… bon.

Tại vị trí xe chúng tôi đang mắc lầy, hàng chục xe máy khác băng qua mà không hề hấn gì, vì họ đã ráp lốp xích. “Nhà tôi có 3 xe máy, cả 3 đều gắn xích. Toàn bộ các hộ dân ở thôn 3 cũng đều làm vậy. Những con “trâu sắt” này khỏe lắm, có thể chở hàng tạ cà phê… phi như bay”, anh Nguyễn Trọng Quang cho biết. Thôn 3 của xã Trường Xuân được ví là “thôn mười trong một, thôn một bình xăng”.  Anh Quang giải thích: “Mười trong một là bởi chúng tôi đi chợ một ngày ăn mười ngày. Bạn của tôi, khi đến thăm gia đình ra vào có một đoạn mà xe hết sạch bình xăng 3,5 lít, nên gọi là thôn một bình xăng”.
 
Xã Đắk Búkso, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) là địa bàn biên giới, đường dân sinh, chẳng khá hơn đường thôn 3 xã Trường Xuân là bao. Dân chúng cho biết chỉ có đường dẫn vào trung tâm UBND xã là thuận lợi, 12 thôn bản còn lại hễ mưa xuống là đường trơn như mỡ, nên dân ở đây đều phải ráp xích cho lốp xe máy.

Ông Nguyễn Đình Báu trưởng thôn Tuy Đức cho biết: “Ở các xã khác, xe máy chỉ cần ráp xích bánh sau, riêng thôn này phải ráp xích cả hai bánh. Cuối tháng 5 vừa rồi, một người dân ngã xe, gãy chân. Từ nhà đưa con đến trường cách 12km, họ đành phải gửi con lại. Thôn tôi, hằng tháng đều phải phối hợp tuần tra biên giới với bộ đội biên phòng. Mỗi lần tuần tra ai cũng khiếp vì đường trơn nhẫy!”.

Đường nát vì ... hết tiền và xe quá tải!


Ngay tại trung tâm thành phố lớn như thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cũng có những đoạn đường đã và đang xuống cấp nghiêm trọng bởi dự án treo. Kiến nghị của dân gửi đến cơ quan chức năng nhiều năm qua vẫn nằm im trên giấy.

Nắp hố ga lộ thiên ở đường Giải Phóng- Buôn Ma Thuột
Nắp hố ga lộ thiên ở đường Giải Phóng- Buôn Ma Thuột

Được xem là “thủ phủ” của các tỉnh Tây Nguyên nhưng việc xây dựng mới cũng như bảo trì đường giao thông nội thành Buôn Ma Thuột còn tồn tại nhiều vướng mắc. Thực tế cho thấy, nhiều tuyến đường đã và đang bị biến dạng nghiêm trọng bởi dự án treo, hoặc vá víu tạm bợ.

Nhiều đoạn đường cửa ngõ, ngoại thành hỏng đâu vá đó, càng vá càng nát! Đường Giải Phóng (đoạn giao với đường Lê Duẩn), đường Mai Xuân Thưởng (đoạn giao với đường Phan Bội Châu), dù đang xuống cấp, nắp cống lộ thiên, hố voi, đá nổi lổm nhổm… nhưng hằng ngày vẫn phải oằn mình gánh những chuyến xe siêu trọng băm xới.

Hai con đường này nằm trong dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phê chuẩn làm mới và mở rộng từ năm 2008. Thế nhưng, năm 2012 mới hoàn thiện được 2 khúc hai đầu đường, thì dừng lại. Ông Nguyễn Xuân Nở Phó phòng Quản lý đô thị UBND thành phố Buôn Ma Thuột giải thích: Lý do đơn giản là, hết tiền!

Đường thi công dở dang khiến dân khổ: “Xe tải chạy qua rung chuyển cả nhà. Bụi bẩn và tiếng ồn tra tấn hằng ngày khiến chúng tôi thở như cá ngáp. Nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp”- một người dân bức xúc nói.

Cùng tình cảnh nói trên, đường 79 (bắt đầu từ đường Phan Huy Chú kéo dài tới quốc lộ 14) đoạn qua xí nghiệp Tùng Lâm thuộc các khối 6, khối 7, khối 8, khối 9, phường Khánh Xuân cũng đang bị xe siêu trọng băm tan nát. Mặt đường xuất hiện những hố rộng đến 4 - 5m, như những cái bẫy người và xe khi mùa mưa đến.

“Mỗi ngày, hàng trăm học sinh các trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, Tiểu học Nguyễn Huệ, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THCS Đào Duy Từ, THPT Lê Duẩn qua lại mấy cái hố trên mặt đường này. Ngày nào cũng có học sinh ngã! ”- ông Đặng Chí Thân, 61 tuổi ngụ tại tổ dân phố 8, phường Khánh Xuân bức xúc, cho biết.

Hằng năm, UBND phường Khánh Xuân khắc phục sự cố bằng cách rải đá cấp phối vá đường, “vá” chưa tròn năm lại… tái vá. “Đường hỏng nhanh do xe quá tải cày xới! ”- ông Vương Văn Huy khối phó khối 6 phường Khánh Xuân khẳng định.

Kiến nghị của người dân về đường nát, đã được ông Nguyễn Anh Dũng- Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột phúc đáp bằng văn bản, khẳng định: “Đường tuy đã xuống cấp nhưng vẫn còn sử dụng tạm trong điều kiện ngân sách chưa có khả năng đầu tư hoàn thiện”.

Băm, chặn, thắt đường... đủ kiểu!


Mấy năm qua, đơn vị thi công xây mới trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk tùy tiện chặn luôn ngõ vào đường Phạm Hồng Thái (phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột) khiến hàng trăm hộ dân khổ sở phải đi đường vòng. Nhiều người dân bức xúc phản ánh đến báo Tiền Phong.

 Giải thích về lối làm bất thường này, ông Trương Văn Thắng, Phó ban quản lý dự án xây dựng trụ sở UBND tỉnh xác nhận: Đường bị chặn nhiều năm nay khiến dân bức xúc. Biết vậy, trên đã có kế hoạch làm mới đường Phạm Hồng Thái  nhưng chưa thể triển khai vì thiếu vốn!

Xe bánh xích ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông)
Xe bánh xích ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông)

Nội thành Buôn Ma Thuột còn có những đoạn đường “nút thắt cổ chai” như đoạn từ Cầu Trắng tới chỗ giao nhau với đường Đinh Tiên Hoàng; đường không có lề, hoặc mất lề từng quãng dài như đoạn đầu đường Nguyễn Văn Trỗi giáp đường Phan Chu Trinh, đường Lê Thánh Tôn. Nhiều đoạn đường do dân góp tiền tu sửa dù cách không xa cơ quan công quyền nhưng vẫn bị các phương tiện siêu trường, siêu trọng mặc nhiên băm nát.

Riêng đường Lê Duẩn, phường Ea Tam đoạn dài gần 2 km đôi bên Cầu Trắng, chỉ  từ đầu năm 2015 đến giữa tháng 8/2015 đã xảy ra tới 22 vụ va quẹt và tai nạn giao thông, làm 5 người chết,  nhiều người thương tật vĩnh viễn.

Tại đoạn có chỗ đột ngột thắt lại như nút cổ chai, gồ ghề, dốc cao, sau mỗi cơn mưa, lòng đường biến thành dòng sông chảy xiết. Một số người chạy xe máy đến khu vực này, vì tránh nước và lách tránh các hố đã ngã xuống đường, bị xe ô tô cán qua.

“Nếu chính quyền thật sự quan tâm sửa chữa đường sá,  khơi thông cống rãnh, thì đã tránh được bao nhiêu cái chết thương tâm cho dân!”- ông Nguyễn Hữu Toản (65 tuổi), một người dân nhà ở bên đường, đau xót nói.

Cong ty bao ve - Nguồn: Tiền Phong

Nghẹt thở trên những con đường... đau khổ

Dù giao thông Tây Nguyên những năm qua đã được đầu tư cả nghìn tỷ, nhưng vẫn chưa khắc phục hết nhiều đoạn đường hỏng nát từ thành thị tới nông thôn. Dân vùng sâu phải quấn xích quanh các lốp xe máy, còn dân thị thành phải chịu đựng cảnh đường nát, đường bị chặn, bị “thắt” với đủ thứ lý do.

Đường nút thắt cổ chai ở Cầu Trắng
Đường nút thắt cổ chai ở Cầu Trắng

Vùng sâu: Xe quấn xích!


Mùa mưa, chúng tôi đi công tác ở các xã vùng sâu tỉnh Đắk Nông, về các thôn 2, thôn 3, thôn 8… của xã Trường Xuân, huyện Đắk Song, mới ngấm nỗi cơ cực. Chiếc xe gắn máy của chúng tôi vừa chạm đầu thôn 6 thì không thể di chuyển thêm được bước nào nữa, vì đường trơn hơn đổ mỡ. Dân sống bên đường cho biết, để đi qua được con đường này phải đến tiệm xe “độ” xích vào bánh để lốp mới có lực ma sát để… bon.

Tại vị trí xe chúng tôi đang mắc lầy, hàng chục xe máy khác băng qua mà không hề hấn gì, vì họ đã ráp lốp xích. “Nhà tôi có 3 xe máy, cả 3 đều gắn xích. Toàn bộ các hộ dân ở thôn 3 cũng đều làm vậy. Những con “trâu sắt” này khỏe lắm, có thể chở hàng tạ cà phê… phi như bay”, anh Nguyễn Trọng Quang cho biết. Thôn 3 của xã Trường Xuân được ví là “thôn mười trong một, thôn một bình xăng”.  Anh Quang giải thích: “Mười trong một là bởi chúng tôi đi chợ một ngày ăn mười ngày. Bạn của tôi, khi đến thăm gia đình ra vào có một đoạn mà xe hết sạch bình xăng 3,5 lít, nên gọi là thôn một bình xăng”.
 
Xã Đắk Búkso, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) là địa bàn biên giới, đường dân sinh, chẳng khá hơn đường thôn 3 xã Trường Xuân là bao. Dân chúng cho biết chỉ có đường dẫn vào trung tâm UBND xã là thuận lợi, 12 thôn bản còn lại hễ mưa xuống là đường trơn như mỡ, nên dân ở đây đều phải ráp xích cho lốp xe máy.

Ông Nguyễn Đình Báu trưởng thôn Tuy Đức cho biết: “Ở các xã khác, xe máy chỉ cần ráp xích bánh sau, riêng thôn này phải ráp xích cả hai bánh. Cuối tháng 5 vừa rồi, một người dân ngã xe, gãy chân. Từ nhà đưa con đến trường cách 12km, họ đành phải gửi con lại. Thôn tôi, hằng tháng đều phải phối hợp tuần tra biên giới với bộ đội biên phòng. Mỗi lần tuần tra ai cũng khiếp vì đường trơn nhẫy!”.

Đường nát vì ... hết tiền và xe quá tải!


Ngay tại trung tâm thành phố lớn như thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cũng có những đoạn đường đã và đang xuống cấp nghiêm trọng bởi dự án treo. Kiến nghị của dân gửi đến cơ quan chức năng nhiều năm qua vẫn nằm im trên giấy.

Nắp hố ga lộ thiên ở đường Giải Phóng- Buôn Ma Thuột
Nắp hố ga lộ thiên ở đường Giải Phóng- Buôn Ma Thuột

Được xem là “thủ phủ” của các tỉnh Tây Nguyên nhưng việc xây dựng mới cũng như bảo trì đường giao thông nội thành Buôn Ma Thuột còn tồn tại nhiều vướng mắc. Thực tế cho thấy, nhiều tuyến đường đã và đang bị biến dạng nghiêm trọng bởi dự án treo, hoặc vá víu tạm bợ.

Nhiều đoạn đường cửa ngõ, ngoại thành hỏng đâu vá đó, càng vá càng nát! Đường Giải Phóng (đoạn giao với đường Lê Duẩn), đường Mai Xuân Thưởng (đoạn giao với đường Phan Bội Châu), dù đang xuống cấp, nắp cống lộ thiên, hố voi, đá nổi lổm nhổm… nhưng hằng ngày vẫn phải oằn mình gánh những chuyến xe siêu trọng băm xới.

Hai con đường này nằm trong dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phê chuẩn làm mới và mở rộng từ năm 2008. Thế nhưng, năm 2012 mới hoàn thiện được 2 khúc hai đầu đường, thì dừng lại. Ông Nguyễn Xuân Nở Phó phòng Quản lý đô thị UBND thành phố Buôn Ma Thuột giải thích: Lý do đơn giản là, hết tiền!

Đường thi công dở dang khiến dân khổ: “Xe tải chạy qua rung chuyển cả nhà. Bụi bẩn và tiếng ồn tra tấn hằng ngày khiến chúng tôi thở như cá ngáp. Nhiều người mắc bệnh về đường hô hấp”- một người dân bức xúc nói.

Cùng tình cảnh nói trên, đường 79 (bắt đầu từ đường Phan Huy Chú kéo dài tới quốc lộ 14) đoạn qua xí nghiệp Tùng Lâm thuộc các khối 6, khối 7, khối 8, khối 9, phường Khánh Xuân cũng đang bị xe siêu trọng băm tan nát. Mặt đường xuất hiện những hố rộng đến 4 - 5m, như những cái bẫy người và xe khi mùa mưa đến.

“Mỗi ngày, hàng trăm học sinh các trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn, Tiểu học Nguyễn Huệ, THCS Huỳnh Thúc Kháng, THCS Đào Duy Từ, THPT Lê Duẩn qua lại mấy cái hố trên mặt đường này. Ngày nào cũng có học sinh ngã! ”- ông Đặng Chí Thân, 61 tuổi ngụ tại tổ dân phố 8, phường Khánh Xuân bức xúc, cho biết.

Hằng năm, UBND phường Khánh Xuân khắc phục sự cố bằng cách rải đá cấp phối vá đường, “vá” chưa tròn năm lại… tái vá. “Đường hỏng nhanh do xe quá tải cày xới! ”- ông Vương Văn Huy khối phó khối 6 phường Khánh Xuân khẳng định.

Kiến nghị của người dân về đường nát, đã được ông Nguyễn Anh Dũng- Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột phúc đáp bằng văn bản, khẳng định: “Đường tuy đã xuống cấp nhưng vẫn còn sử dụng tạm trong điều kiện ngân sách chưa có khả năng đầu tư hoàn thiện”.

Băm, chặn, thắt đường... đủ kiểu!


Mấy năm qua, đơn vị thi công xây mới trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk tùy tiện chặn luôn ngõ vào đường Phạm Hồng Thái (phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột) khiến hàng trăm hộ dân khổ sở phải đi đường vòng. Nhiều người dân bức xúc phản ánh đến báo Tiền Phong.

 Giải thích về lối làm bất thường này, ông Trương Văn Thắng, Phó ban quản lý dự án xây dựng trụ sở UBND tỉnh xác nhận: Đường bị chặn nhiều năm nay khiến dân bức xúc. Biết vậy, trên đã có kế hoạch làm mới đường Phạm Hồng Thái  nhưng chưa thể triển khai vì thiếu vốn!

Xe bánh xích ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông)
Xe bánh xích ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song (Đắk Nông)

Nội thành Buôn Ma Thuột còn có những đoạn đường “nút thắt cổ chai” như đoạn từ Cầu Trắng tới chỗ giao nhau với đường Đinh Tiên Hoàng; đường không có lề, hoặc mất lề từng quãng dài như đoạn đầu đường Nguyễn Văn Trỗi giáp đường Phan Chu Trinh, đường Lê Thánh Tôn. Nhiều đoạn đường do dân góp tiền tu sửa dù cách không xa cơ quan công quyền nhưng vẫn bị các phương tiện siêu trường, siêu trọng mặc nhiên băm nát.

Riêng đường Lê Duẩn, phường Ea Tam đoạn dài gần 2 km đôi bên Cầu Trắng, chỉ  từ đầu năm 2015 đến giữa tháng 8/2015 đã xảy ra tới 22 vụ va quẹt và tai nạn giao thông, làm 5 người chết,  nhiều người thương tật vĩnh viễn.

Tại đoạn có chỗ đột ngột thắt lại như nút cổ chai, gồ ghề, dốc cao, sau mỗi cơn mưa, lòng đường biến thành dòng sông chảy xiết. Một số người chạy xe máy đến khu vực này, vì tránh nước và lách tránh các hố đã ngã xuống đường, bị xe ô tô cán qua.

“Nếu chính quyền thật sự quan tâm sửa chữa đường sá,  khơi thông cống rãnh, thì đã tránh được bao nhiêu cái chết thương tâm cho dân!”- ông Nguyễn Hữu Toản (65 tuổi), một người dân nhà ở bên đường, đau xót nói.

Cong ty bao ve - Nguồn: Tiền Phong
Đọc thêm..

"Em ăn được lắm. Một ngày em ăn cũng 6-7 bữa. Mỗi bữa ăn của em hết 5 tô bún hay tô mỳ. Ngoài ra, em còn uống nước nhiều lắm. Nếu uống để thỏa cơn khát, em có thể uống hết 7 lít nước cùng một lúc đó...", chị Ý chia sẻ.


Cô gái có khuôn mặt bà già


Nếu mới gặp lần đầu, không ai có thể nghĩ người phụ nữ có khuôn mặt U.60 kia lại chỉ chưa tròn tuổi 28. Đó là chị Nguyễn Thị Như Ý, hiện đang sống ở thôn Na Kham, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vừa rửa đống chén bát mà chị Ý dùng xong bữa sáng, mẹ chị Ý - bà Lê Thị Tám, năm nay tuổi đã ngoài 70 tuổi, cho biết: "Nó là con út của vợ chồng tui. Tui đẻ 4 đứa con, nhưng mấy anh chị nó không ai mắc bịnh kỳ lạ như nó cả".

Theo lời bà Tám thì gia đình phát hiện chị Ý có những biểu hiện bất thường từ năm 2000. "Vào lúc đó, con Ý nói nó đau bụng dữ lắm. Tui cứ tưởng nó đến tuổi dậy thì nên đau bụng theo kiểu con gái thôi. Nào ngờ sau 2 kỳ kinh thì nó hết đau bụng, cũng không xuất hiện kỳ kinh nữa. Từ lúc đó, tui để ý thấy khuôn mặt của nó cứ ngày một già đi, nhăn nheo dần", bà Tám tiết lộ.

Cô gái cân nặng 25kg có khuôn mặt bà lão và ăn khỏe như lực sỹ
Chị Ý và bà Tám trò chuyện cùng phóng viên.

Khi phát hiện sự bất thường của con gái, vợ chồng bà Tám chạy vạy tiền của đưa con đi bệnh viện cứu chữa. Nhưng nào ngờ, nằm viện được năm ngày nửa tháng thì bác sĩ cho về. Bác sĩ bảo chị Ý bị rối loạn nội tiết, rất khó chữa trị nên đưa thuốc về nhà uống dần. Thương con gái út, dù bệnh viện đưa về nhà uống thuốc nhưng mỗi lần nghe có người nói "con Ý bị bệnh "âm" rồi, nên tìm đến các "điện" để cúng bái đi" là vợ chồng bà Tám lại hỏi chỗ "chữa bệnh người âm" để đưa chị Ý đến chữa trị.

Nào ngờ chữa hết tháng này qua tháng nọ, hết năm này qua năm khác mà bệnh tình của con không thuyên giảm tí nào", bà Tám bộc bạch. Ngồi trò chuyện cùng bà Tám một lúc nhưng không thấy chị Ý đâu, chúng tôi hỏi thì bà Tám cho biết, vì tự ti với vẻ bề ngoài của mình nên chị Ý hay lủi thủi ở nhà sau, ít tiếp xúc với người lạ lắm. Sau đó, bà Tám phải gọi mãi đến 3 lần, chị Ý mới dám ra gặp chúng tôi…

Lần đầu nhìn thấy chị Ý, chúng tôi không khỏi bất ngờ. Với khuôn mặt già nua, da đen xuất hiện nhiều nếp nhăn; thêm vào đó là thân hình nhỏ thó; hàm răng bị rụng gần hết, chỉ còn vài chiếc sứt mẻ... khiến chị Ý nom như một bà lão. Chị Ý tâm sư, sau vài năm bị bệnh, vì mặc cảm với đám bạn nên đang học dở năm học lớp 10 chị phải nghỉ học.

"Hồi đó em học cũng giỏi lắm. Các bạn và thầy cô đều khen và động viên em. Nhưng em quyết định nghỉ học phần vì bệnh tật, phần vì cùng ba mẹ đi chạy chữa khắp nơi tốn nhiều thời gian quá. Còn răng của em thì cứ bị mẻ ra rồi rụng dần hết nên giờ miệng em móm mém như bà già 60 tuổi thế này", chị Ý chia sẻ.

Cô gái cân nặng 25kg có khuôn mặt bà lão và ăn khỏe như lực sỹ
Khuôn mặt già nua của chị Ý.

Mỗi lần ăn hết 5 tô bún, uống 7 lít nước


Sự bất hạnh với người con gái có cái tên rất đẹp: Như Ý, chưa dừng lại ở đó. Theo lời chị Ý thì khoảng 10 năm trở lại đây, chị bắt đầu ăn uống rất khỏe. “Mỗi lần em có thể ăn hết 5 tô bún hay tô mỳ. Còn nước thì em uống hết sức cũng phải được 7 lít. Nhưng em chỉ uống nước ấm nóng thôi, chứ không uống nước lạnh".

Dù ăn uống khỏe vậy nhưng chị Ý cân nặng chỉ có 25kg. Khi chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên thì nhận được lời giải thích: "Em ăn uống nhiều thế, nhưng cứ mỗi lần ăn xong là nôn ra hết. Em không kiềm chế cơn nôn được. Ăn vào no bụng là nôn ra. Lần nào cũng vậy. Mà nôn xong lại thèm ăn và ăn dữ lắm. Em còn bị thoái hóa khớp 2 chân nữa. Mỗi lần bị phù lên thì từ chỗ chỉ cân nặng có 25kg, em tăng lên đến 30kg anh à".

Ngồi cạnh con gái, bà Tám cho biết thêm, thực ra vài năm trở lại đây chị Ý mới chuyển qua ăn bún, mỳ. Trước đó, chị Ý thường hay ăn cơm. Mỗi bữa ăn, bà Tám phải nấu riêng 1 nồi cơm 4 lon gạo cho chị Ý.

"Nó ăn nhiều nhưng đâu hấp thụ được. Ăn vào nôn ra hết nên người nó cứ teo tóp lại. Nhiều hôm, 1-2 giờ sáng nó dậy nói với tôi, con đói bụng quá mẹ ơi. Vậy là tôi phải dậy lần thì nấu cơm cho nó ăn, lần thì pha 5-6 gói mì ăn liền cho nó", bà Tám buồn buồn nói. Anh Nguyễn Đình Hùng (SN 1977, anh của chị Ý) cho biết, vì chạy chữa bệnh tật cho chị Ý mà bao nhiêu tiền vợ chồng bà Tám dành dụm được cũng "đội nón ra đi".

Anh Hùng nghẹn ngào: "Nhà tôi ai cũng thương nó. Nhưng biết làm sao. Anh em tôi đều có gia đình cả. Làm lụng quanh năm còn không lo nổi gia đình vợ con, đâu giúp được gì nhiều. Còn ba mẹ tôi già yếu rồi, không làm chi ra tiền nữa. Do đó mà vừa rồi, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đưa giấy chuyển viện bảo gia đình đưa bé Ý ra Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục chạy chữa nhưng vì không có tiền nên bé Ý đành ở nhà chứ biết làm sao".

Cũng chính vì biết gia đình khó khăn nên hơn 1 năm nay, chị Ý dù bệnh tật cũng lặn lội ra Đà Nẵng bán vé số, kiếm tiền nuôi thân. Chị Ý tâm sự: "Cứ mỗi sáng em dậy sớm, đón xe buýt ra Đà Nẵng bán vé số đến chiều tối lại bắt xe về nhà. Em bán nhiều chỗ lắm. Từ Hòa Khánh cho đến quận Sơn Trà, chỗ nào em cũng bán. Một số người vì thấy em đáng thương nên còn cho tiền em nữa. Nhiều hôm bệnh trở nặng em như ngất xỉu ngoài đường, nhưng vì biết hoàn cảnh ba mẹ già yếu nên em phải tiếp tục bán vé số để kiếm tiền nuôi sống bản thân thôi".

 Thân hình nặng 25kg của chị Ý.
Thân hình nặng 25kg của chị Ý.

Bà Tám bảo, mỗi ngày đi bán vé số, chị Ý cũng thu được khoảng 50.000 đồng. Số tiền đó, chị ăn uống dè xẻn, còn dư đưa mẹ tích góp để lấy tiền đi chữa bệnh. Bà Lê Thị Ba, một người hàng xóm của gia đình chị Ý, cho biết người trong làng ai cũng thương hoàn cảnh của chị Ý. "Thương là vậy nhưng bà con đâu giúp được gì nhiều. Ở đây nhà ai cũng khó khăn quá nên chủ yếu động viên, chia sẻ với con bé Ý cùng gia đình bà Tám là chính chứ biết làm sao", bà Ba tâm sự.

Trong khi chúng tôi trò chuyện cùng gia đình chị Ý, ngoài trời có mưa nhỏ. Chị Ý cho biết,­ mấy hôm nay chuyển trời mưa nên chị đau nhức dữ dội nên phải nằm nhà, không thể đi bán vé số được nữa. Mỗi lần nhìn con gái lên cơn đau, bà Tám chỉ biết vỗ về động viên và khóc nức nở… Trước khi chia tay chúng tôi, chị Ý khóc nghẹn, bày tỏ mong ước của mình: "Mấy đứa bạn thân của em giờ đều thành danh cả, đứa nào cũng đại học này đại học nọ. Em biết số phận mình không may mắn, nhưng chỉ mong sao được khỏe mạnh trở lại để có thể làm lụng kiếm tiền phụng dưỡng ba mẹ thôi. Hơn 15 năm qua, nhìn mẹ già chăm sóc em bệnh tật mà lòng em đau lắm".

Cong ty bao ve - Nguồn: Dân Trí

Cô gái cân nặng 25kg có khuôn mặt bà lão và ăn khỏe như lực sỹ

"Em ăn được lắm. Một ngày em ăn cũng 6-7 bữa. Mỗi bữa ăn của em hết 5 tô bún hay tô mỳ. Ngoài ra, em còn uống nước nhiều lắm. Nếu uống để thỏa cơn khát, em có thể uống hết 7 lít nước cùng một lúc đó...", chị Ý chia sẻ.


Cô gái có khuôn mặt bà già


Nếu mới gặp lần đầu, không ai có thể nghĩ người phụ nữ có khuôn mặt U.60 kia lại chỉ chưa tròn tuổi 28. Đó là chị Nguyễn Thị Như Ý, hiện đang sống ở thôn Na Kham, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Vừa rửa đống chén bát mà chị Ý dùng xong bữa sáng, mẹ chị Ý - bà Lê Thị Tám, năm nay tuổi đã ngoài 70 tuổi, cho biết: "Nó là con út của vợ chồng tui. Tui đẻ 4 đứa con, nhưng mấy anh chị nó không ai mắc bịnh kỳ lạ như nó cả".

Theo lời bà Tám thì gia đình phát hiện chị Ý có những biểu hiện bất thường từ năm 2000. "Vào lúc đó, con Ý nói nó đau bụng dữ lắm. Tui cứ tưởng nó đến tuổi dậy thì nên đau bụng theo kiểu con gái thôi. Nào ngờ sau 2 kỳ kinh thì nó hết đau bụng, cũng không xuất hiện kỳ kinh nữa. Từ lúc đó, tui để ý thấy khuôn mặt của nó cứ ngày một già đi, nhăn nheo dần", bà Tám tiết lộ.

Cô gái cân nặng 25kg có khuôn mặt bà lão và ăn khỏe như lực sỹ
Chị Ý và bà Tám trò chuyện cùng phóng viên.

Khi phát hiện sự bất thường của con gái, vợ chồng bà Tám chạy vạy tiền của đưa con đi bệnh viện cứu chữa. Nhưng nào ngờ, nằm viện được năm ngày nửa tháng thì bác sĩ cho về. Bác sĩ bảo chị Ý bị rối loạn nội tiết, rất khó chữa trị nên đưa thuốc về nhà uống dần. Thương con gái út, dù bệnh viện đưa về nhà uống thuốc nhưng mỗi lần nghe có người nói "con Ý bị bệnh "âm" rồi, nên tìm đến các "điện" để cúng bái đi" là vợ chồng bà Tám lại hỏi chỗ "chữa bệnh người âm" để đưa chị Ý đến chữa trị.

Nào ngờ chữa hết tháng này qua tháng nọ, hết năm này qua năm khác mà bệnh tình của con không thuyên giảm tí nào", bà Tám bộc bạch. Ngồi trò chuyện cùng bà Tám một lúc nhưng không thấy chị Ý đâu, chúng tôi hỏi thì bà Tám cho biết, vì tự ti với vẻ bề ngoài của mình nên chị Ý hay lủi thủi ở nhà sau, ít tiếp xúc với người lạ lắm. Sau đó, bà Tám phải gọi mãi đến 3 lần, chị Ý mới dám ra gặp chúng tôi…

Lần đầu nhìn thấy chị Ý, chúng tôi không khỏi bất ngờ. Với khuôn mặt già nua, da đen xuất hiện nhiều nếp nhăn; thêm vào đó là thân hình nhỏ thó; hàm răng bị rụng gần hết, chỉ còn vài chiếc sứt mẻ... khiến chị Ý nom như một bà lão. Chị Ý tâm sư, sau vài năm bị bệnh, vì mặc cảm với đám bạn nên đang học dở năm học lớp 10 chị phải nghỉ học.

"Hồi đó em học cũng giỏi lắm. Các bạn và thầy cô đều khen và động viên em. Nhưng em quyết định nghỉ học phần vì bệnh tật, phần vì cùng ba mẹ đi chạy chữa khắp nơi tốn nhiều thời gian quá. Còn răng của em thì cứ bị mẻ ra rồi rụng dần hết nên giờ miệng em móm mém như bà già 60 tuổi thế này", chị Ý chia sẻ.

Cô gái cân nặng 25kg có khuôn mặt bà lão và ăn khỏe như lực sỹ
Khuôn mặt già nua của chị Ý.

Mỗi lần ăn hết 5 tô bún, uống 7 lít nước


Sự bất hạnh với người con gái có cái tên rất đẹp: Như Ý, chưa dừng lại ở đó. Theo lời chị Ý thì khoảng 10 năm trở lại đây, chị bắt đầu ăn uống rất khỏe. “Mỗi lần em có thể ăn hết 5 tô bún hay tô mỳ. Còn nước thì em uống hết sức cũng phải được 7 lít. Nhưng em chỉ uống nước ấm nóng thôi, chứ không uống nước lạnh".

Dù ăn uống khỏe vậy nhưng chị Ý cân nặng chỉ có 25kg. Khi chúng tôi tỏ ra ngạc nhiên thì nhận được lời giải thích: "Em ăn uống nhiều thế, nhưng cứ mỗi lần ăn xong là nôn ra hết. Em không kiềm chế cơn nôn được. Ăn vào no bụng là nôn ra. Lần nào cũng vậy. Mà nôn xong lại thèm ăn và ăn dữ lắm. Em còn bị thoái hóa khớp 2 chân nữa. Mỗi lần bị phù lên thì từ chỗ chỉ cân nặng có 25kg, em tăng lên đến 30kg anh à".

Ngồi cạnh con gái, bà Tám cho biết thêm, thực ra vài năm trở lại đây chị Ý mới chuyển qua ăn bún, mỳ. Trước đó, chị Ý thường hay ăn cơm. Mỗi bữa ăn, bà Tám phải nấu riêng 1 nồi cơm 4 lon gạo cho chị Ý.

"Nó ăn nhiều nhưng đâu hấp thụ được. Ăn vào nôn ra hết nên người nó cứ teo tóp lại. Nhiều hôm, 1-2 giờ sáng nó dậy nói với tôi, con đói bụng quá mẹ ơi. Vậy là tôi phải dậy lần thì nấu cơm cho nó ăn, lần thì pha 5-6 gói mì ăn liền cho nó", bà Tám buồn buồn nói. Anh Nguyễn Đình Hùng (SN 1977, anh của chị Ý) cho biết, vì chạy chữa bệnh tật cho chị Ý mà bao nhiêu tiền vợ chồng bà Tám dành dụm được cũng "đội nón ra đi".

Anh Hùng nghẹn ngào: "Nhà tôi ai cũng thương nó. Nhưng biết làm sao. Anh em tôi đều có gia đình cả. Làm lụng quanh năm còn không lo nổi gia đình vợ con, đâu giúp được gì nhiều. Còn ba mẹ tôi già yếu rồi, không làm chi ra tiền nữa. Do đó mà vừa rồi, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng đưa giấy chuyển viện bảo gia đình đưa bé Ý ra Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục chạy chữa nhưng vì không có tiền nên bé Ý đành ở nhà chứ biết làm sao".

Cũng chính vì biết gia đình khó khăn nên hơn 1 năm nay, chị Ý dù bệnh tật cũng lặn lội ra Đà Nẵng bán vé số, kiếm tiền nuôi thân. Chị Ý tâm sự: "Cứ mỗi sáng em dậy sớm, đón xe buýt ra Đà Nẵng bán vé số đến chiều tối lại bắt xe về nhà. Em bán nhiều chỗ lắm. Từ Hòa Khánh cho đến quận Sơn Trà, chỗ nào em cũng bán. Một số người vì thấy em đáng thương nên còn cho tiền em nữa. Nhiều hôm bệnh trở nặng em như ngất xỉu ngoài đường, nhưng vì biết hoàn cảnh ba mẹ già yếu nên em phải tiếp tục bán vé số để kiếm tiền nuôi sống bản thân thôi".

 Thân hình nặng 25kg của chị Ý.
Thân hình nặng 25kg của chị Ý.

Bà Tám bảo, mỗi ngày đi bán vé số, chị Ý cũng thu được khoảng 50.000 đồng. Số tiền đó, chị ăn uống dè xẻn, còn dư đưa mẹ tích góp để lấy tiền đi chữa bệnh. Bà Lê Thị Ba, một người hàng xóm của gia đình chị Ý, cho biết người trong làng ai cũng thương hoàn cảnh của chị Ý. "Thương là vậy nhưng bà con đâu giúp được gì nhiều. Ở đây nhà ai cũng khó khăn quá nên chủ yếu động viên, chia sẻ với con bé Ý cùng gia đình bà Tám là chính chứ biết làm sao", bà Ba tâm sự.

Trong khi chúng tôi trò chuyện cùng gia đình chị Ý, ngoài trời có mưa nhỏ. Chị Ý cho biết,­ mấy hôm nay chuyển trời mưa nên chị đau nhức dữ dội nên phải nằm nhà, không thể đi bán vé số được nữa. Mỗi lần nhìn con gái lên cơn đau, bà Tám chỉ biết vỗ về động viên và khóc nức nở… Trước khi chia tay chúng tôi, chị Ý khóc nghẹn, bày tỏ mong ước của mình: "Mấy đứa bạn thân của em giờ đều thành danh cả, đứa nào cũng đại học này đại học nọ. Em biết số phận mình không may mắn, nhưng chỉ mong sao được khỏe mạnh trở lại để có thể làm lụng kiếm tiền phụng dưỡng ba mẹ thôi. Hơn 15 năm qua, nhìn mẹ già chăm sóc em bệnh tật mà lòng em đau lắm".

Cong ty bao ve - Nguồn: Dân Trí
Đọc thêm..